---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Bắc Ngụy
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● (386-534): là vương triều đầu tiên của thời đại Bắc-triều (386-581). Nước Bắc-Ngụy nằm ở phía Bắc tỉnh Sơn-tây ngày nay, do họ Thác-bạt (thuộc tộc Tiên-ti) dựng lập. Nguyên từ cuối thời Đông-Hán, bộ tộc Thác-bạt từ vùng sa mạc phía Bắc di cư xuống phương Nam, và định cư tại huyện Thịnh-lạc (nay là huyện Hòa-lâm-cách-nhĩ, tỉnh Nội-mông, phía Bắc Trung-quốc). Năm 315 (dưới triều vua Mẫn đế của thời đại Tây-Tấn), Thác-bạt Y Lư được phong Đại vương, và kiến lập nước Đại. Năm 338, Thác-bạt Thập Dực Kiền (318-376) thiết lập triều đình nước Đại, đặt quan chức, chế định pháp luật, đóng đô tại cung Thịnh-lạc, thuộc huyện Vân-trung (nay là quận Thác-khắc-thác ở phía Tây-Nam thành phố Hô-hòa-hạo-đặc và phía Tây-Bắc huyện Hòa-lâm-cách-nhĩ, tỉnh Nội-mông); và xây thành Thịnh-lạc ở địa điểm huyện Thịnh-lạc cũ. Năm 386, cháu của Thập Dực Kiền là Thác-bạt Khuê (386-409), lại tự xưng là Đại vương, thiết lập chính quyền địa phương, đóng đô tại thành Thịnh-lạc (huyện Hòa-lâm-cách-nhĩ), cũng đặt tên nước là Đại, nhưng chỉ vài tháng sau lại đổi thành Ngụy, sử gọi đó là nhà Bắc-Ngụy. Năm 395, Thác-bạt Khuê đánh bại quân Hậu-Yên ở pha Tam-hợp (nay là vùng đất phía Bắc huyện Đại-đồng, tỉnh Sơn-tây), rồi tiến chiếm luôn các huyện vùng Tây-Bắc tỉnh Hà-bắc.
Năm 398, Thác-bạt Khuê lại dời đô đến Bình-thành (nay là huyện Đại-đồng, tỉnh Sơn-tây); sang năm sau tự xưng đế, sửa sang triều chính, phát triển Bắc-Ngụy thành một đại quốc phú cường. Năm 424, khi Thác-bạt Đào lên ngôi thì 16 nước của Ngũ-Hồ chỉ còn lại 4 nước là Bắc-Yên, Bắc-Lương, Hạ và Tây-Tần; nhưng đến năm 431 thì Tây-Tần bị Hạ tiêu diệt, và liền theo đó thì Hạ lại bị Thổ-dục-hồn tiêu diệt. Năm 436 Bắc-Ngụy diệt Bắc-Yên; năm 440 lại diệt luôn Bắc-Lương. Thế là Bắc-Ngụy, dưới thời Thái-vũ đế (Thác-bạt Đào, 424-452) đã thống nhất toàn vùng lãnh thổ Giang-bắc, kết thúc thời đại Mười-sáu-nước Ngũ-Hồ. Năm 494, Ngụy Hiếu-văn đế lại thiên đô đến thành Lạc-dương (tức Lạc-dương thị, tỉnh Hà-nam ngày nay), rồi đổi họ Thác-bạt thành họ Nguyên; cho nên từ đó, Bắc-Ngụy cũng được gọi là Nguyên-Ngụy. Cuối đời Bắc-Ngụy, chính quyền suy yếu, binh biến xảy ra khắp nơi; cho đến năm 534 thì Bắc-Ngụy bị chia thành Đông-Ngụy và Tây-Ngụy. Đông-Ngụy đóng đô tại thành Nghiệp (ở phía Tây Nam huyện Lâm-chương, tỉnh Hà-bắc ngày nay), kéo dài tới năm 550 thì bị nhà Bắc-Tề diệt (xem mục “Đông-Ngụy”). Tây-Ngụy được kiến lập vào năm 535, đóng đô tại Trường-an, kéo dài đến hết năm 556 thì bị nhà Bắc-Chu tiêu diệt.
Súp Dừa     Đười Ươi Uống Rượu     Đức Phật Thích Ca Dạy ….     Trước độ chúng sinh, hay là trước thành Phật?     Thiền Định     Áo Đơn Mùa Rét     Ðịnh Nghiệp Khó Tránh     Cơm Chiên Cà Ri Đỏ Và Xanh     BẢN NGÃ (CÁI TÔI)     Đầu Tư     




















































Pháp Ngữ
Thiên kinh vạn điển
Hiếu nghĩa vi tiên.
(Nghìn kinh vạn điển dẫu nhiều
Nhưng điều hiếu nghĩa là điều trước tiên.)


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,926 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,333 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Le hoa
Lượt truy cập 36,837,465